Quản lý trang thiết bị y tế

Quy trình triển khai quản lý trang thiết bị y tế an toàn, tối ưu

Tác giảyendhn
Thời gian 20-10-2022

Trang thiết bị y tế là loại tài sản đặc biệt bởi nó là thước đo chất lượng của một cơ sở y tế – bệnh viện, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện cần được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay lại chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Vậy nguyên nhân xuất phát do đâu và cần giải pháp quản lý thiết bị y tế như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu?

1. Hiểu rõ khái niệm trang thiết bị y tế

Theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP, trang thiết bị y tế được định nghĩa là “nhóm vật dụng, thiết bị, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích:

  • Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
  • Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
  • Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
  • Kiểm soát sự thụ thai;
  • Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;
  • Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người”.

Một số trang thiết bị y tế phổ biến tại bệnh viện
Một số trang thiết bị y tế phổ biến tại bệnh viện

2. Thực trạng về đầu tư và quản lý trang thiết bị y tế

Trên thế giới, với số lượng bệnh nhân tăng lên hàng năm, ngành y tế đã và đang đối mặt với áp lực rất lớn trong việc duy trì các tiêu chuẩn về chất lượng. Thiết bị gặp sự cố, thời gian ngừng hoạt động bất ngờ có thể làm gián đoạn lịch trình và gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Sự gia tăng nhanh chóng trong việc mua thiết bị cho thấy nhu cầu về một hệ thống quản lý trang thiết bị y tế là rất cấp bách. Theo một nghiên cứu của Statista, sự phát triển các thiết bị y tếF trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 5% cho đến năm 2022.

Tại Việt Nam, trong hầu hết các lĩnh vực y tế như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y học cổ truyền,…  đều được đầu tư với ngân sách cao lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thử thách cho nền y tế Việt Nam khi công tác quản lý trang thiết bị y tế đang có dấu hiệu bị sử dụng nhằm trục lợi cá nhân.

Báo Công Luận ngày 29/10/2020 có đưa tin: “Giám đốc Sở y tế tỉnh Sơn La ký thông báo giải quyết một số nội dung, trong đó phải kể đến trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, giữa hồ sơ lưu trữ và nội dung thực tế lại không trùng khớp. Một trong các loại máy mua mới là máy chụp cắt lớp Siemens xác nhận có nguồn gốc từ Đức. Nhưng khi kiểm tra tem và hồ sơ kèm máy thì có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện vụ việc này đang được xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật.”

Ngày 29 tháng 9 năm 2020, Báo Lao Động có đề cập: “Cựu giám đốc bệnh viện Bạch Mai cùng cựu phó giám đốc, kế toán trưởng bị khởi tố, tạm giam vì báo giá khống các thiết bị quản lý y tế. Theo nhiều người nhận định, sở dĩ xảy ra chuyện này là do hậu quả của việc lạm dụng quyền hạn quản lý trang thiết bị y tế, thiếu sự giám sát và nâng khống giá trị các trang bị của những cá nhân trên.”

Công tác quản lý trang thiết bị y tế lỏng lẻo dẫn đến những trục lợi cá nhân (Ảnh minh họa tại Bệnh viện Bạch Mai)
Công tác quản lý trang thiết bị y tế lỏng lẻo dẫn đến những trục lợi cá nhân (Ảnh minh họa tại Bệnh viện Bạch Mai)

Thực trạng trên cho thấy sự kiểm soát lỏng lẻo và thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý trang thiết bị y tế. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân lợi dụng kẽ hở quản lý để trục lợi cá nhân. Bên cạnh đó, đa số các trang thiết bị tại các cơ sở y tế đều không được kiểm tra định kỳ, dẫn đến việc các thiết bị dễ bị hư hỏng, gây tốn kém chi phí bảo trì, bảo dưỡng. 

Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ việc không quản lý các trang thiết bị y tế không được sát sao và quá trình quản lý còn lạc hậu. Vì vậy, muốn cải thiện thực trạng trên thì việc cần nhất lúc này chính là ứng dụng công nghệ 4.0 để thắt chặt kiểm soát cũng như hỗ trợ công tác quản lý được hiệu quả hơn. 

3. Những khó khăn hàng đầu trong việc quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Một trong những khó khăn lớn nhất khi quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện công hay bệnh viện tư bằng phương pháp truyền thống đó là không thể cập nhật chính xác tổng số tài sản, vật tư y tế có trong tổ chức. Điều này khiến cho các bệnh viện phải đối mặt với một số vấn đề như sau:

3.1. Lãng phí vật tư y tế

Theo số liệu thống kê tại Bộ Y tế, Kiểm Toán Nhà Nước đã kiểm toán, chọn ra mẫu 15 bệnh viện và phát hiện ra số tài sản theo nguyên giá chưa được sử dụng hiệu quả, có phần lãng phí lên đến 150 tỷ đồng. 

Đánh giá tình trạng sử dụng trang thiết bị y tế chưa hiệu quả, ông Nguyễn Văn Tân dẫn chứng: “Tại 15 bệnh viện của Bộ Y tế có 98 thiết bị chưa sử dụng hoặc ít sử dụng trị giá 46 tỷ đồng; 157 thiết bị hỏng chưa kịp thời sửa chữa để sử dụng trị giá 74 tỷ đồng; 228 thiết bị hỏng không sửa chữa được nhưng cũng không được thanh lý với trị giá 45 tỷ đồng. Còn tại 8 tỉnh, thành phố được kiểm toán, có 1.225 thiết bị sử dụng chưa hiệu quả với tổng trị giá 371 tỷ đồng, trong đó tài sản hỏng và không sử dụng được có tổng trị giá 68 tỷ đồng; tài sản hỏng chưa sử dụng là 151 tỷ đồng; tài sản ít sử dụng hoặc chưa sử dụng là 151 tỷ đồng.” Đây chính là hiện thực của việc lãng phí trang thiết bị, vật tư y tế. Khi sự việc này tiếp diễn nhiều lần thì bệnh viện cũng bị tiêu hao rất nhiều chi phí, của cải.

Những khó khăn trong việc quản lý trang thiết bị, dụng cụ y tế tại bệnh viện
Những khó khăn trong việc quản lý trang thiết bị, dụng cụ y tế tại bệnh viện

3.2. Mất thời gian kiểm kê tài sản công của bệnh viện 

Theo khảo sát tại một bệnh viện cho thấy, để hoàn thành công tác kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ tại bệnh viện thì cần phải thành lập một đội ngũ kiểm kê. Họ là đại diện cho các khoa, phòng ban và thực hiện công tác kiểm kê trong khoảng 30 – 90 ngày mới có thể hoàn thành. Vậy tại sao lại tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực đến vậy?

Điều này xuất phát bởi số lượng tài sản, máy móc thiết bị y tế, vật tư tại bệnh viện công/bệnh viện tư có thể lên đến con số hàng chục vạn mã. Hơn nữa, bệnh viện còn có nhiều khoa, phòng ban và đặc tính của tài sản, trang thiết bị trong ngành Y khá phức tạp. Tất cả dữ liệu của tài sản đều chưa được “số hóa” và thống nhất quy cách quản lý. Đây chính là lý do khiến cho công tác kiểm kê tài sản tại bệnh viện mất nhiều thời gian, công sức mà chưa chắc mang lại kết quả tối ưu.

4. Quy định về quản lý trang thiết bị y tế

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, nguyên tắc quản lý hệ thống trang thiết bị Y tế được quy định như sau:

  • Đảm bảo về mặt an toàn, chất lượng và hiệu quả của các trang thiết bị y tế.
  • Phải có thông tin đầy đủ, độ chính xác tuyệt đối về tính chất, công dụng của trang thiết bị y tế và những rủi ro có thể xảy ra với người sử dụng.
  • Bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ của trang thiết bị.
  • Quá trình quản lý phải dựa trên phân loại mức độ rủi ro theo quy định quốc gia. Trang thiết bị y tế phải đạt chuẩn quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thừa nhận theo quy định của pháp luật.
  • Những thiết bị đo có bức xạ phải được quản lý theo quy định của pháp luật về đo lường, pháp luật về năng lượng nguyên tử và quy định tại Nghị định nêu trên.
  • Các hóa chất chỉ dùng duy nhất cho diệt khuẩn trang thiết bị phải tuân theo quy định trong Nghị định này. Riêng những hóa chất có thêm mục đích khác phải theo quy định pháp luật về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.
  • Kinh doanh trang thiết bị y tế và nguyên liệu có chứa chất ma túy và tiền chất phải đáp ứng các quy định trong Nghị định này và các quy định về phòng chống ma túy.
Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế
Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế

5. Ứng dụng phần mềm quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện

Đa số các bệnh viện công và bệnh viện tư hiện nay đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong quá trình quản lý trang thiết bị y tế, đó là tính toàn vẹn của dữ liệu kém và độ bảo mật chưa cao. 

Theo đó, các bệnh viện lớn thường cần lưu trữ một lượng lớn hồ sơ về hàng tồn kho cũng như dữ liệu quản lý tài sản. Điều này đòi hỏi phải có một kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ và có tính bảo mật cao. Tuy nhiên, do không có một hệ thống đáng tin cậy nên hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều quản lý theo phương pháp lưu trữ dữ liệu bằng giấy hoặc file excel. Cách lưu trữ này không đảm bảo an toàn và gây khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như trích xuất dữ liệu.  

Sử dụng phần mềm quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện
Sử dụng phần mềm quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, việc “số hóa” đã được áp dụng trên mọi lĩnh vực nói chung và ngành Y tế nói riêng. Điều này nhằm tối ưu công tác quản lý, nâng cao hiệu suất của hoạt động sản xuất – kinh doanh, đồng thời bắt kịp với xu thế công nghệ của thế giới. Đặc biệt, trong ngành Y tế, giải pháp quản lý tài sản tổng thể được xem là một sự lựa chọn phù hợp để giúp cho tổ chức Y tế nói chung thực hiện công việc “số hóa” toàn bộ hệ thống TSCĐ (tài sản cố định), công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị y tế. 

>>> Tham khảo thêm: Xu hướng chuyển đổi số Y tế trong thời đại 4.0

Theo đó, giải pháp này bao gồm việc ứng dụng phần mềm quản lý tài sản (Asset Management Software) nhằm hỗ trợ công tác quản lý và theo dõi thông tin tài sản, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế và hệ thống phần cứng như: các loại nhãn dán định danh tài sản, vật tư theo đặc thù của ngành Y; thiết bị đầu đọc mã vạch. Một quy trình quản lý tổng thể và toàn diện sẽ giúp tổ chức Y tế, bệnh viện có thể giải quyết mọi vấn đề về lưu trữ dữ liệu, đồng thời duy trì, kiểm soát và phân tích hiệu quả sử dụng trong tất cả các giai đoạn của vòng đời tài sản.

6. Triển khai quy trình quản lý trang thiết bị y tế hiệu quả

Hệ thống phần mềm quản lý tài sản bệnh viện chuyên nghiệp gAMSPro cung cấp giải pháp phần mềm tổng thể nhằm quản lý và tối đa hóa hiệu quả sử dụng các tài sản/thiết bị trong suốt vòng đời của nó dựa trên ma trận kết nối các hệ thống. 

Hệ thống phần mềm gAMSPro cho phép quản lý trang thiết bị y tế toàn diện, tổng thể
Hệ thống phần mềm gAMSPro cho phép quản lý trang thiết bị y tế toàn diện, tổng thể

gAMSPro cho phép tổ chức Y tế có thể tham gia vào quá trình tổng hợp thông tin, tạo phiếu yêu cầu mua hàng, quản lý quá trình bảo trì, sửa chữa, lập các kế hoạch quản lý, mua sắm theo định kỳ hoặc đột xuất,… chỉ với một cú “click” chuột. Như vậy, gAMSPro chính là công cụ hỗ trợ các tổ chức Y tế quản lý hệ thống trang thiết bị bệnh viện một cách tốt nhất. 

Cụ thể, quy trình quản lý trang thiết bị Y tế của hệ thống phần mềm gAMSPro như sau:

6.1. Lập kế hoạch quản lý trang thiết bị y tế

Việc lập kế hoạch quản lý trang thiết bị y tế là điều thiết yếu mang tính công nghệ. Qua đó hỗ trợ tổ chức đưa ra những quyết định quan trọng như:

  • Nhu cầu và lợi ích từ quy trình quản lý trang thiết bị y tế.
  • Điều kiện quản lý hệ thống trang thiết bị y tế có sẵn.
  • Dịch vụ bảo trì thiết bị và hỗ trợ quản lý.
  • Việc tuân thủ chặt chẽ mọi quy định về quản lý thiết bị y tế. 
  • Đây là những điều kiện cơ bản cần được áp dụng cho tất cả quy trình quản lý thiết bị y tế nhằm giảm bớt vấn đề phát sinh trong suốt vòng đời của tài sản/thiết bị. 
Lên kế hoạch quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện
Lên kế hoạch quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Cụ thể, việc lên kế hoạch, quy trình quản lý trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Thực hiện công tác đánh giá ban đầu cho các công nghệ hiện có.
  • Thực hiện công tác đánh giá công nghệ cho các thiết bị mới, phát triển phù hợp với các dịch vụ khám bệnh tại bệnh viện.
  • Lập kế hoạch thay thế và lựa chọn thiết bị mới/công nghệ áp dụng mới.
  • Thiết lập sự ưu tiên cho hoạt động tái mua sắm.
  • Phát triển quy trình thực hiện việc mua sắm thiết bị cũng như giám sát hoạt động sử dụng. 

6.2. Lên kế hoạch mua mới trang thiết bị y tế

Đặc thù của ngành Y, chăm sóc sức khỏe đó là liên tục sản xuất và đổi mới các trang thiết bị nhằm cải thiện việc cung cấp thiết bị hiện đại cũng như chăm sóc người bệnh. Theo đó, việc xác định nhu cầu thay mới thiết bị thường xuất phát từ đối tượng trực tiếp sử dụng công nghệ đó, bao gồm bác sĩ và các nhân viên y tế. Tùy vào tình hình thực tế mà nhu cầu này có thể đến từ một số lý do như sau:

  • Cơ sở y tế đang chuẩn bị cho việc triển khai, cung cấp dịch vụ mới.
  • Nâng cao hiệu quả của dịch vụ khám chữa bệnh.
  • Cải thiện kết quả của quá trình khám lâm sàng.
  • Cải thiện lợi ích về mặt chi phí.
  • Giảm thiểu rủi ro sai sót trong việc thăm khám bệnh nhân.
Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế mới
Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế mới

Thực tế, quá trình đấu thầu sẽ diễn ra song song với hoạt động lên kế hoạch mua sắm thiết bị y tế dựa trên các thông số kỹ thuật được cung cấp. Trong khi đấu thầu, tất cả các đơn vị cung cấp đều được phép đấu thầu thông qua sự đánh giá cạnh tranh và công bằng.

Ngoài ra, việc lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị còn tạo điều kiện cho bệnh viện lựa chọn được những thiết bị y tế tốt nhất. Trong đó, các thông số kỹ thuật cần đảm bảo những yêu cầu như: bảo hành, chi phí, tài liệu kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật hay bất cứ yêu cầu nào cần thiết cho việc vận hành thiết bị.

6.3. Giao nhận và quản lý trang thiết bị y tế

Ở bước này, bộ phận kỹ thuật lâm sàng của bệnh viện cần đảm bảo việc kiểm tra và quản lý thiết bị y tế khi nhận sản phẩm từ nhà cung cấp. Cụ thể, hoạt động xác minh cần đáp ứng những yếu tố sau:

  • Những phụ kiện đi kèm với thiết bị.
  • Hướng dẫn cách sử dụng, vận hành thiết bị.
  • Cảnh báo vấn đề an toàn về điện.
  • Đáp ứng các thông số kỹ thuật chính xác.
  • Những hư hỏng, va đập thiết bị khi vận chuyển (nếu có).

6.4. Kiểm tra thiết bị và lưu trữ tài liệu

Sau khi đã mua mới thiết bị thì nó đã trở thành tài sản chung của bệnh viện. Lúc này, bộ phận hành chính kỹ thuật sẽ thực hiện việc kiểm tra và lưu trữ hồ sơ thiết bị y tế để quản lý vòng đời của thiết bị. Đồng thời cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc quản lý trang thiết bị y tế trong suốt quá trình sử dụng. 

Khi hoàn tất việc nhập liệu, lưu trữ thì hồ sơ thiết bị sẽ được tạo trên hệ thống phần mềm và người dùng có thể theo dõi trong suốt thời gian sử dụng thiết bị. Theo đó, mỗi thiết bị y tế sẽ được xác định và theo dõi bằng một mã số, theo quy ước chính là số hồ sơ thiết bị. Cụ thể, hồ sơ thiết bị cần phải chứa các thông tin dữ liệu sau:

  • Mã số kiểm soát thiết bị (ECN).
  • Mô tả ngắn về thiết bị.
  • Đơn vị sản xuất thiết bị, kiểu máy và số sê-ri.
  • Bộ phận sở hữu và vị trí thiết bị.
  • Ngày, số đơn đặt hàng thiết bị.
  • Thông tin của nhà cung cấp: Tên, địa chỉ và số điện thoại.
  • Các điều kiện bảo hành thiết bị và ngày hết hạn.
  • Mô tả ngắn về các yêu cầu về kiểm tra và khoảng thời gian bảo trì thiết bị định kỳ. 
  • Những thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
  • Hướng dẫn sử dụng thiết bị và các tiện ích, tính năng đi kèm.
Tiến hành nhập kho tài sản
Tiến hành nhập kho tài sản

6.5. Cài đặt và vận hành thiết bị

Hoạt động lắp đặt và vận hành thiết bị phải được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật có tay nghề, chuyên môn hoặc ít nhất là họ đã được đào tạo sửa chữa hạng mục cho thiết bị đó. Tuy nhiên, trong trường hợp việc lắp đặt và vận hành cần sự hỗ trợ từ nhà cung cấp thì nhân viên kỹ thuật nội bộ tại bệnh viện cần phải giám sát quá trình lắp đặt này. Việc lắp đặt và vận hành thiết bị cần tương thích với bộ tiêu chuẩn chung của việc lắp đặt thiết bị y tế.

6.6. Đào tạo cách vận hành thiết bị

Nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố sau khi thiết bị được bảo dưỡng hay sửa chữa, tất cả đội ngũ nhân viên kỹ thuật nội bộ của bệnh viện cần được đào tạo theo các tiêu chuẩn vận hành thiết bị y tế. Thông thường, lỗi do người vận hành thiết bị chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho thiết bị gặp sự cố. Hơn nữa, việc sử dụng, vận hành thiết bị không đúng quy chuẩn sẽ làm gia tăng đáng kể các vấn đề liên quan đến bảo trì. 

Chính vì vậy, việc đào tạo vận hành cần được thực hiện và giám sát chặt chẽ từ nhà cung cấp cũng như nội bộ kỹ thuật của bệnh viện, đảm bảo trình độ kỹ năng phù hợp với việc vận hành cũng như quản lý trang thiết bị y tế. 

Đào tạo và giám sát quá trình vận hành các thiết bị y tế
Đào tạo và giám sát quá trình vận hành các thiết bị y tế

6.7. Giám sát quá trình vận hành thiết bị y tế  

Một trong những sai lầm phổ biến của quy trình quản lý trang thiết bị y tế đó là dựa vào thời gian bảo hành thiết bị do phía nhà cung cấp đưa ra mà bỏ qua các kỹ thuật chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ trong quá trình sử dụng. 

Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhân viên kỹ thuật nội bộ bệnh viện đó là họ phải trở thành mối liên kết giữa người dùng và đơn vị cung cấp, đồng thời cần quan sát đội ngũ kỹ thuật viên của nhà cung cấp. Hiệu suất vận hành của thiết bị cũng được cập nhật trong lịch sử bảo dưỡng của thiết bị và được giám sát bởi đội ngũ nhân viên kỹ thuật bệnh viện.

6.8. Thực hiện hoạt động bảo trì thiết bị định kỳ

Bảo trì trang thiết bị y tế là hoạt động bắt buộc nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của thiết bị trong giới hạn được đưa ra và hoạt động bình thường trở lại sau khi gặp sự cố. Mục đích của việc bảo trì là giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ nhu cầu sửa chữa trong quá trình sử dụng thiết bị.

Theo đó, hoạt động bảo trì thiết bị gồm có Bảo trì phòng ngừa (PM) và Bảo trì khắc phục (CM). Quy trình bảo trì phòng ngừa được thực hiện dựa trên yêu cầu của đơn vị sản xuất, kinh nghiệm cá nhân và lịch sử dịch vụ thiết bị nhằm kéo dài tuổi thọ sử dụng cũng như khắc phục các sự cố mà người dùng không thế thấy rõ. Mặt khác, quy trình bảo trì khắc phục được thực hiện khi có thông báo nguy hiểm hoặc lỗi xuất phát từ người dùng.

Thực hiện các hoạt động bảo trì thiết bị y tế định kỳ để kéo dài tuổi thọ sử dụng
Thực hiện các hoạt động bảo trì thiết bị y tế định kỳ để kéo dài tuổi thọ sử dụng

6.9. Thay mới thiết bị y tế

Thay mới thiết bị chính là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của trang thiết bị y tế và cũng là bước cuối cùng trong quá trình quản lý trang thiết bị. Tất cả các thiết bị y tế chắc chắn đều trải qua quá trình khấu hao và đạt đến thời điểm mà tỷ lệ chi phí – lợi ích chuyển sang âm vì độ tin cậy giảm, thời gian ngừng hoạt động của thiết bị gia tăng, kéo theo dịch vụ chăm sóc khách hàng bị ảnh hưởng. Như vậy, việc loại bỏ và thay thế thiết bị y tế mới cho bệnh viện là điều tất yếu.

Theo đó, hệ thống phần mềm quản lý tài sản tập trung gAMSPro cho phép người dùng lập kế hoạch thay mới trang thiết bị y tế một cách chi tiết. Tuy nhiên, cần lưu ý, hoạt động này phải mang tính tương lai, bao gồm kế hoạch chiến lược cập nhật xu hướng thị trường và chiến lược hoạt động của bệnh viện. Việc lập kế hoạch thay thế hay bảo trì sẽ giúp bệnh viện có cơ sở để hoạch định ngân sách liên quan đến thiết bị một cách chi tiết, chính xác và tối ưu chi phí nhất.  

Sau giai đoạn thay mới, công tác quản lý trang thiết bị y tế sẽ được thực hiện lại từ đầu theo đúng quy trình như một vòng lặp cố định. Trang thiết bị mua mới sẽ trở thành tài sản của bệnh viện và trải qua các khâu nhập, xuất, điều chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý, in nhãn, kiểm kê,… Tất cả những thao tác này sẽ được lưu trữ trong kho dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý gAMSPro, phục vụ cho công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện được an toàn và tối ưu nhất. Người dùng hoàn toàn có thể truy xuất báo cáo từ hệ thống để theo dõi vòng đời của TSCĐ.

Xuất báo cáo các tài sản hiện có trong hệ thống (Ảnh minh họa)
Xuất báo cáo các tài sản hiện có trong hệ thống (Ảnh minh họa)
Ảnh minh họa danh sách các loại tài sản hiện có từ hệ thống
Ảnh minh họa danh sách các loại tài sản hiện có từ hệ thống
Mẫu báo cáo các loại tài sản hiện có và thông tin tài sản (nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại) - Ảnh minh họa
Mẫu báo cáo các loại tài sản hiện có và thông tin tài sản (nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại) – Ảnh minh họa

>>> Tham khảo chi tiết: Phần mềm quản lý tài sản/trang thiết bị y tế gAMSPro

Có thể nói, bệnh viện chính là nơi hiểu rõ nhất về giá trị của việc áp dụng các hệ thống hiện đại và chuyên nghiệp cho việc quản lý trang thiết bị y tế. Điều này vừa góp phần khẳng định chất lượng hoạt động của bệnh viện, vừa gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm các dịch vụ thăm khám. Chính vì vậy, việc đầu tư một hệ thống quản lý tài sản tổng thể với phần mềm gAMSPro là vô cùng cần thiết. Đây được xem là giải pháp giúp các tổ chức y tế nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động mua sắm và toàn bộ vòng đời tài sản/trang thiết bị y tế trong suốt quá trình sử dụng. 

Liên hệ ngay với GSOFT để được tư vấn tổng thể và chi tiết về cách thức vận hành phần mềm quản lý tài sản, công cụ dụng cụ, trang thiết bị y tế bệnh viện.

 

Nhận tư vấn chi tiết &
báo giá phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản!

 

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

 

 

Công ty TNHH Phần Mềm Hoàn Cầu GSOFT

Địa chỉ:

  • Tầng 6 – 7 – 8, 235 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, Tp. HCM
  • Tòa nhà GSOFT, 177B Trần Văn Đang, Phường 11, Quận 3, Tp.HCM
  • Tầng 7 tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0913 509 979

Email: contact@gsoft.com.vn

Fanpage: GSOFT – Công ty Phần Mềm Hoàn Cầu

Youtube: GSOFT – Công ty Phần Mềm Hoàn Cầu

 

 


Nội dung liên quan

Xem tất cả

Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi

Gọi cho chúng tôi