Chọn phần mềm quản lý như thế nào đáp ứng cho từng cơ cấu doanh nghiệp?
Trong quá trình điều hành và quản lý hoạt động sản xuất, vai trò của người quản lý là hết sức quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc ứng dụng các phần mềm công nghệ vào quản lý doanh nghiệp là điều tất yếu, là cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
Vậy, doanh nghiệp như thế nào cần trang bị phần mềm quản lý?
Thời đại kỷ nguyên số bùng nổ mang đến nhiều cơ hội thuận lợi để các công ty, các doanh nghiệp thực hiện thay đổi cơ cấu quản lý nhằm tối ưu mọi nguồn lực, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững.
Tại sao doanh nghiệp cần trang bị phần mềm quản lý?
Hầu như các chủ doanh nghiệp đều hiểu rằng, vai trò của bộ phận quản lý là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình quản lý hành chính truyền thống đang dần tỏ ra không hiệu quả, không thể phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có để thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều đang có xu hướng cập nhật và ứng dụng phần mềm quản lý như một giải pháp quản lý hành chính tối ưu nhất.
Các sản phẩm phần mềm đóng gói đang được khai thác và sử dụng hiện nay theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Phần mềm hệ thống
- Phần mềm ứng dụng
- Phần mềm tiện ích
- Phần mềm công cụ
- Các phần mềm khác
Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà các doanh nghiệp (người quản trị doanh nghiệp) cần nắm vững để áp dụng vào thực tiễn:
Thứ nhất, thực hiện hoạch định chiến lược một các khoa học và chi tiết
Việc hoạch định chiến lược một cách khoa học như kế hoạch phát triển trong tương lai gần, phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm… nhằm kiểm soát tốt nhất các sự việc có thể xảy ra, sắp xảy ra theo hướng có lợi nhất, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Người quản trị doanh nghiệp cần làm gì?
Đây là một công việc đầu tiên và quan trọng nhất để nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được phương hướng và mục tiêu và triển trong tiến trình của doanh nghiệp mình.
Thứ hai, phân công công việc rõ ràng và hợp lý cho mỗi phòng ban, mỗi nhân viên
Chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh sẽ được thực hiện hiệu quả hơn khi người quản trị doanh nghiệp biết các phân công công việc, sắp xếp rõ ràng chi tiết cho từng bộ phận, từng phòng ban để khai thác tốt nhất lĩnh vực chuyên sâu của mỗi nhân viên.
Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải là nhà quản lý tài ba, nắm bắt được cụ thể lịch làm việc, trình độ và kinh nghiệm của từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể cùng khối lượng công việc mà họ đang đảm nhận.
Thứ ba, tiến hành tổ chức cơ cấu nhân viên trong doanh nghiệp
Một người quản lý giỏi không phải là người “ôm” tất cả các công việc vào mình mà phải biết tổ chức và phân chia công việc, điều phối công việc cho tất cả các thành viên, nhân viên một cách khoa học và hiệu quả. Nhất là đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều bộ phận và nhiều nhân viên thì việc phân tầng cơ cấu công việc cho nhân viên càng trở nên quan trọng trong công tác quản lý.
Thứ 4, nắm vững các thông tin cơ bản về các dữ liệu của doanh nghiệp
– Quản lý tốt dòng tiền – nguồn sống của doanh nghiệp
– Đưa ra giải pháp để cải thiện các nguồn thu
– Kiểm soát chi tiết các khoản chi
– Tối ưu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh để giải phóng dòng tiền
– Lựa chọn đối tác và khách hàng
– Nhanh nhạy nắm bắt cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng để quản lý lượng hàng hóa bán ra hàng tháng, hàng quý.
Đây là cơ sở để cho người chủ doanh nghiệp phân tích được nguyên nhân và đề ra phương án kịp thời để điều tiết, thúc đẩy quá trình sản xuất và thay đổi phương án kinh doanh khi lượng hàng hóa giảm.
– Người quản lý còn phải là người chủ động theo dõi các khoản nợ phải thu
– Số lượng hàng tồn kho
– Đánh giá và kiểm soát năng suất của nhân viên, bộ phận
Quản lý công cụ lao động cần dựa trên những yếu tố nào?
Công nghệ thông tin phát triển mang đến nhiều lợi thế cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp các phần mềm đóng gói nhằm quản lý hiệu quả nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh.
gAMPSPro – phần mềm quản lý công cụ lao động hiệu quả cho doanh nghiệp
Dựa vào các phương pháp quản lý doanh nghiệp mà chúng tôi đã phân tích kết hợp cùng sự phát triển của công nghệ, việc ứng dụng phần mềm quản lý công cụ tài sản lao động gAMPSPro là cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
Lợi ích đối với doanh nghiệp khi ứng dụng phần mềm gAMPSPro:
Tíết kiệm thời gian và công sức trong quá trình nhập liệu cho doanh nghiệp
Các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, cùng với các báo cáo được thực hiện chính xác và nhanh chóng hơn, là cơ sở để cải thiện năng suất lao động cho doanh nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh
Với phần mềm quản lý tài sản gAMPSPro, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các hạn mức tồn kho, các khoản nợ phải thu, các khoản chi, doanh thu, lợi nhuận…đồng thời, dễ dàng tối ưu các nguồn lực sẵn có như máy móc vật tư, nhân công, nguyên vật liệu… để hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, khoa học hạn chế rủi ro tối đa.
Nắm bắt thông tin về lĩnh vực kinh doanh đầy đủ và đúng hạn
Các thông tin được tập trung kịp thời, chính xác và khả năng chia sẻ cho tất cả mọi người cần sử dụng như khách hàng, đối tác, cổ đông. Tạo được niềm tin cho đối tác, khách hàng nhờ sự chính xác về thời gian và chất lượng sản phẩm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin của phần mềm. Xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
Địa chỉ: 235 Lý Thường Kiệt, phường 6, quận Tân Bình, TpHCM
Hotline: 0913 509 979
Email: contact@gsoft.com.vn