Đâu là cách quản lý tài sản cố định trong ngân hàng hiệu quả nhất?
Đâu là giải pháp hiệu quả nhất để một ngân hàng có thể kiểm soát tốt các chi phí quản lý tài sản cố định (TSCĐ) để tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị kinh tế? Một cơ sở dữ liệu khổng lồ ghi nhận toàn bộ thông tin TSCĐ hay một hệ thống quản lý TSCĐ tạo điều kiện cho việc báo cáo và dự báo một cách chính xác về các cơ hội cắt giảm chi phí và tận dụng ưu đãi thuế?
Câu trả lời đúng bắt đầu bằng việc hiểu rõ thách thức về quản lý tài sản mà các ngân hàng đều đang gặp phải!
Tài sản cố định của ngân hàng gồm những gì?
Tài sản cố định trong ngân hàng gồm những gì?
Tài sản cố định là tài sản được mua để sử dụng lâu dài và không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng. Cũng giống như các doanh nghiệp khác ngành nghề, TSCĐ của ngân hàng bao gồm tài sản vật chất hoặc tài sản cố định như thiết bị và đất đai. Cụ thể là: đất đai, xe cộ, đồ nội thất, thiết bị văn phòng, máy vi tính, máy rút tiền tự động (ATM), máy rút tiền mặt (CDM), máy đếm tiền,…
Có thể thấy, ngân hàng là nơi thực hiện các hoạt động giao dịch tiền tệ với những con số khủng và có giá trị cao. Vì vậy, tổng số tài sản mà các ngân hàng sở hữu là không hề nhỏ, đặc biệt là ở những ngân hàng lớn mang tầm cỡ thế giới như:
- Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc, Trung Quốc giữ vị trí Top 4 trên thế giới với tổng tài sản trị giá hơn 13,79 nghìn tỷ USD.
- Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, Nhật Bản ở vị trí thứ 5 với tổng tài sản trị giá 2,81 nghìn tỷ USD.
- JPMorgan Chase & Co., Hoa Kỳ ở vị trí thứ 6 với tổng tài sản trị giá 2,62 nghìn tỷ USD.
>>> Với quy mô lớn và tổng tài sản có giá trị cao thì các ngân hàng lớn cần làm gì để quản lý tài sản cố định?
Hệ thống quản lý tài sản cố định hiệu quả sẽ giúp ngân hàng vận hành hiệu quả ra sao?
Vì sao ngân hàng lại cần đến hệ thống quản lý TSCĐ?
Hiện nay, nhiều ngân hàng đang phải vật lộn với khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự phức tạp của các quy định về kế toán và thuế đối với tài sản cố định. Để giải quyết chúng một cách hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị cần có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao vì chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và nặng hơn là liên quan đến pháp luật. Đây là lúc các nhà quản trị ngân hàng cần đến một “trợ lý 4.0” để giải quyết những vấn đề về: theo dõi tài sản, quản lý hàng tồn kho, bảo trì – bảo dưỡng và hợp thức hóa các quy trình hạch toán – kiểm toán.
>>> Theo xu hướng quản lý TSCĐ thì việc ngân hàng sử dụng một hệ thống hỗ trợ quản lý TSCĐ là sự lựa chọn an toàn và hoàn hảo nhất!
Những lợi ích thực tế của một hệ thống quản lý TSCĐ mang đến cho ngân hàng:
Tạo ra giá trị kinh tế
Mang lại giá trị thực tế từ việc tiết kiệm thời gian kiểm kê tài sản, hạn chế thất thoát và khai thác hiệu quả sử dụng tài sản gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư ban đầu. Nhờ đó, ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư và nâng cao chỉ số lợi nhuận sau thuế – ROA một cách hiệu quả.
Chuyển đổi hình thái quản lý từ bị động sang chủ động
Với quy trình quản lý truyền thống, khi thực hiện kế hoạch mua sắm cũng như lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho ngân hàng thì rất dễ xảy ra tình trạng tiêu cực do sự chủ quan và công tác quản lý lỏng lẻo của nhà quản trị. Vì vậy, hệ thống quản lý TSCĐ ra đời để khắc phục sự bị động phát sinh từ quy trình quản lý truyền thống. Từ đó chuyển sang trạng thái chủ động hơn công việc lên kế hoạch và lựa chọn, đánh giá nhà cung cấp chất lượng theo các tiêu chí riêng của ngân hàng.
Minh bạch và chuẩn xác trong công tác quản lý
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ như ngân hàng thì tính minh bạch và chuẩn xác là yêu cầu tiên quyết đối với công tác quản lý nói chung và quản lý tài sản cố định nói riêng.
Với sự hỗ trợ từ hệ thống quản lý TSCĐ, nhà quản trị ngân hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về những rủi ro về việc “trục lợi” bởi quy trình luôn được kiểm soát chặt chẽ, báo cáo công khai và minh bạch trong việc kiểm kê cũng như khấu hao tài sản.
Tích hợp với quy trình vận hành đa dạng của các ngân hàng
Muốn quản lý tốt tài sản cố định, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sở hữu khối lượng tài sản lớn với quy trình vận hành tương đối phức tạp như ngân hàng thì cần có hệ thống tích hợp và đồng bộ hóa được quy trình quản lý với quy trình vận hành kinh doanh.
Một hệ thống quản lý TSCĐ hiệu quả sẽ có quy trình chuẩn hóa, tổng thể hóa từ khâu xây dựng ngân sách, lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tổ chức thực hiện quá trình mua sắm và quản lý khai thác tài sản.
gAMSPro mang lại những giá trị tuyệt vời hỗ trợ công tác quản lý TSCĐ cho các ngân hàng tại Việt Nam!
Ngân hàng càng lớn thì hiệu quả quản lý tài sản cố định của gAMSPro sẽ được thể hiện rõ nét hơn!
Với những lợi ích thực tiễn, gAMSPro là một phần mềm hữu ích cho công tác quản lý TSCĐ và được trang bị đầy đủ các tính năng hỗ trợ việc thu thập dữ liệu của tất cả các tài sản cố định trên nền tảng 4.0 hiện đại.
Doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì từ phần mềm gAMSPro?
Chi phí và lợi ích của một hệ thống quản lý tài sản cố định hiệu quả là rất thực tế. Vì vậy, nếu ngân hàng không thể kiểm soát được những thách thức tài sản cố định một cách hiệu quả thì đây chính là thời điểm hoàn hảo để đánh giá lại và lựa chọn một giải pháp quản lý phù hợp!
Liên hệ ngay 0913.509.979 để được tư vấn về giải pháp quản lý tài sản cố định cho ngân hàng và đăng ký hỗ trợ demo phần mềm gAMSPro hoàn toàn miễn phí!
Công ty TNHH Phần Mềm Hoàn Cầu GSOFT
Địa chỉ:
- Tầng 6 – 7 – 8, 235 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, Tp. HCM
- Tòa nhà GSOFT, 177B Trần Văn Đang, Phường 11, Quận 3, Tp.HCM
- Tầng 7 tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0913 509 979
Email: contact@gsoft.com.vn
Fanpage: GSOFT – Công ty Phần Mềm Hoàn Cầu
Youtube: GSOFT – Công ty Phần Mềm Hoàn Cầu
Xem thêm:
- Quản lý tài sản bằng mã vạch: Chìa khóa tối ưu hoạt động kiểm kê dành cho doanh nghiệp
- Giải pháp theo dõi tài sản cố định trong bệnh viện thời COVID-19
Nhận tư vấn chi tiết &
báo giá phần mềm!