Quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện

Quy trình quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện hiệu quả, hạn chế thất thoát

Tác giảyendhn
Thời gian 01-11-2022

Quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện tránh thất thoát, đảm bảo cho chuỗi cung ứng thiết bị, dụng cụ đúng lúc, kịp thời là điều mà các tổ chức y tế luôn hướng tới. Do đó, ban lãnh đạo bệnh viện cũng như các tổ chức y tế cần nắm rõ những quy định quản lý kho vật tư y tế và tình hình vận hành kho để đưa ra các nguyên tắc quản lý hiệu quả, tránh gây lãng phí hay thất thoát trong quá trình sử dụng.

Liệu trong thời đại “kỷ nguyên số” phát triển như hiện nay, việc thực thi các nguyên tắc quản lý kho trang thiết bị, vật tư y tế có cần đến sự can thiệp của phần mềm công nghệ hay không? Giải pháp tối ưu nhất sẽ được GSOFT đề cập trong bài viết sau đây.

1. Tầm quan trọng của việc quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện

1.1. Vật liệu/vật tư y tế là gì? Phân biệt với tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ dụng cụ (CCDC)

1.1.1. Vật liệu y tế

Dụng cụ y tế là một phạm trù thuộc vật tư y tế. Tất cả các loại vật tư, vật liệu được sử dụng trong lĩnh vực Y tế với mục đích theo dõi, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa, chăm sóc chấn thương, bệnh tật hoặc duy trì, hỗ trợ cuộc sống,… đều có thể gọi chung là dụng cụ y tế. 

Dụng cụ/vật tư y tế gồm có 3 loại chính đó là: vật tư y tế tiêu hao, dụng cụ y tế, vật tư là các loại hóa chất và sinh phẩm y tế. Trong đó:

  • Vật tư y tế tiêu hao: Là loại vật liệu chỉ được sử dụng một lần và sau đó bỏ đi để tránh lây truyền các bệnh nguy hiểm cho những bệnh nhân khác. Ví dụ như; bơm kim tiêm, bông, gạc, kim luồn, dây truyền, chỉ khâu, găng tay,…
  • Dụng cụ, thiết bị y tế: Bao gồm dụng cụ, vật tư y tế phục vụ phẫu thuật; dụng cụ khám bệnh; dụng cụ phẫu thuật nội soi.
  • Vật tư hóa chất, sinh phẩm y tế: Hóa chất sử dụng trong thử nghiệm; hóa chất thông thường (chất khử trùng, dung dịch và chất tẩy rửa); sinh phẩm xét nghiệm sinh học (que thử HIV, que thử thai,…).

1.1.2. Tài sản cố định bệnh viện

Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: 

“1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

  1. a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  2. b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  3. c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Như vậy, xét theo định nghĩa trên thì TSCĐ của bệnh viện có thể là: giường bệnh, thiết bị thí nghiệm, máy siêu âm, máy xét nghiệm,… 

Kho vật tư y tế vật liệu, trang thiết bị
Vật liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế tại bệnh viện

1.1.3. Công cụ dụng cụ

Theo Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”. 

Theo chế độ hiện hành, những tư liệu lao động có giá trị dưới 30.000.000 đồng, thời gian sử dụng ≤ 1 năm sẽ được xếp vào Công cụ dụng cụ.

Như vậy, theo định nghĩa trên có thể thấy, CCDC vẫn mang đầy đủ đặc điểm như TSCĐ hữu hình (tham gia nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu đến lúc hư hỏng). Tuy nhiên, những loại tài sản khi nhập về mà không đủ tiêu chuẩn và nguyên giá TSCĐ thì sẽ được xếp vào CCDC và sẽ được phân bổ vào chi phí không quá 3 năm.

1.2. Quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện là gì?

Hoạt động quản lý kho vật tư y tế sẽ bao gồm quản lý hệ thống trang thiết bị y tế (Tài sản cố định) và các loại dụng cụ, vật tư y tế (Công cụ dụng cụ). Quản lý kho vật tư y tế là một hoạt động cần thiết và thường xuyên tại bệnh viện nhằm tổ chức, quản lý cũng như bảo quản số lượng trang thiết bị, dụng cụ y tế luôn được ổn định. Đồng thời đảm bảo cho chuỗi cung ứng diễn ra liên tục, giúp mọi hoạt động của bệnh viện được vận hành một cách trơn tru. 

Để quá trình theo dõi, sử dụng cũng như quản lý trang thiết bị y tế được tối ưu nhất, ban giám đốc/lãnh đạo bệnh viện nên xây dựng quy trình và nguyên tắc quản lý kho vật liệu y tế hiệu quả cho bệnh viện. 

Bác sĩ ở kho quản lý vật liệu y tế
Hoạt động quản lý kho vật liệu y tế tại bệnh viện cần được chú trọng hơn

Áp dụng các quy tắc, tiêu chuẩn về quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện sẽ góp phần đảm bảo tính thực thi, tuân thủ trong toàn bộ bệnh viện. Khi bệnh viện hoạt động với quy trình quản lý kho vật tư y tế chuẩn, chuyên nghiệp sẽ giúp cho việc vận hành kho hiệu quả và đặc biệt là tối đa hóa lợi nhuận trong việc kiểm soát trang thiết bị y tế hay vật tư tồn kho. 

2. Vai trò, nhiệm vụ của phòng vật tư y tế tại bệnh viện

Hầu hết các bệnh viện công hay bệnh viện tư hoạt động với quy mô lớn đều xây dựng phòng vật tư y tế/bộ phận vật tư y tế với chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động mua sắm, quản lý, cung ứng vật tư, vật liệu y tế tiêu hao, dụng cụ, trang thiết bị y tế,…

Theo đó, nhiệm vụ chính của phòng vật tư cụ thể như sau:

  • Chịu trách nhiệm trong các hoạt động mua sắm, cung ứng thiết bị/dịch vụ y tế theo quy định.
  • Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán để quản lý, kiểm tra, báo cáo tình trạng quản lý và sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế.
  • Theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng đấu thầu cung ứng, tổ chức tiếp nhận, quản lý và phân phối trang thiết bị y tế theo quy định hiện hành.
  • Thực hiện các hoạt động liên quan đến thanh lý tài sản cố định, dụng cụ, thiết bị y tế tại bệnh viện.
Quản lý kho vật tư y tế phòng vật tư, trang thiết bị y tế
Phòng vật tư, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện
  • Tiến hành lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các trang thiết bị y tế; đồng thời xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ.
  • Tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về việc sử dụng cũng như bảo quản thiết bị an toàn sinh học.
  • Phối hợp với các khoa/phòng ban trung tâm có liên quan để tổ chức training về việc bảo quản, sử dụng và sửa chữa các thiết bị, dụng cụ y tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

3. Quy định, nguyên tắc quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện

Quy định quản lý kho vật tư y tế riêng biệt, phù hợp với quy mô bệnh viện sẽ góp phần đảm bảo sự kiểm soát tốt về giá trị, số lượng thiết bị cũng như quá trình sử dụng, điều chuyển, lưu trữ,… mang lại hiệu quả quản lý cao nhất, tránh các thiệt hại không đáng có.

Để quá trình quản lý, vận hành kho vật liệu y tế bệnh viện hiệu quả thì trong quy định quản lý kho vật tư của bệnh viện cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

3.1. Nguyên tắc nhập kho vật tư y tế

Khi tiến hành nhập kho các dụng cụ, thiết bị, vật tư y tế, thủ kho cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ, hóa đơn, chứng từ thu mua các trang thiết bị y tế (nếu có).
  • Phân loại nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị y tế, kiểm tra kỹ lưỡng về chủng loại, ký hiệu, mã sản phẩm,…
  • Kiểm tra số lượng thiết bị, dụng cụ y tế bằng cách: cân đo, đếm số lượng, sau đó đối chiếu với các chứng từ nhập kho. Trường hợp sai hoặc thiếu chủng loại cần báo cáo với Ban Giám đốc bệnh viện để xử lý kịp thời.
Nguyên tắc nhập kho vật tư y tế
Nguyên tắc nhập kho vật tư y tế
  • Các thiết bị, dụng cụ khi nhập kho phải đóng gói với đầy đủ nhãn mác theo quy cách phù hợp.
  • Thiết bị nhập kho phải được bộ phận KCS kiểm tra lần cuối cùng với nhân viên kho.
  • Tiến hành phân loại, sắp xếp từng loại thiết bị theo đúng quy định tại bệnh viện, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng của trang thiết bị y tế. 

3.2. Nguyên tắc phân loại và bảo quản kho vật tư y tế

Quá trình phân loại và bảo quản kho vật liệu y tế bệnh viện cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Thường xuyên kiểm trang các trang thiết bị, dụng cụ y tế và thực hiện bảo quản theo đúng quy định đối với từng chủng loại thiết bị, hạn chế mức thấp nhất những hư hỏng, thiệt hại xảy ra trong quá trình lưu kho.
  • Nếu phát hiện thiết bị thiếu hụt về số lượng hay thay đổi về chất lượng, thủ kho cần ngay lập tức báo với trưởng bộ phận, đồng thời tiến hành lập biên bản xác nhận tình trạng của thiết bị, dụng cụ y tế ngay khi phát hiện.
  • Đối với các loại vật tư, thiết bị y tế tồn kho lâu ngày, không sử dụng đến (thời gian trên 1 năm) hoặc đánh giá có nguy cơ giảm giá trị so với giá nhập kho thì thủ kho phải chịu trách nhiệm báo cáo kịp thời đến ban quản lý để có phương án xử lý, tránh gây tổn thất đến bệnh viện.
Nguyên tắc phân loại và bảo quản kho vật tư y tế
Nguyên tắc phân loại và bảo quản kho vật tư y tế

3.3. Nguyên tắc xuất kho trang thiết bị, vật tư y tế

Quy tắc xuất kho vật tư y tế cần tuân thủ đó là:

  • Xuất kho đúng loại sản phẩm và đủ số lượng. Tạo phiếu xuất kho với đầy đủ các thông tin về địa điểm, thời gian xuất kho và các thông tin về đơn hàng như: phòng ban, người sử dụng, số lượng thiết bị, tổng giá trị tài sản cần xuất kho,…
  • Nếu là sản phẩm xuất kho để kinh doanh, thu tiền trực tiếp thì phải có phiếu thu tiền kèm với phiếu xuất kho.
Nguyên tắc xuất khi vật tự y tế
Nguyên tắc xuất kho vật tư y tế tại bệnh viện
  • Cập nhật số liệu xuất kho đầy đủ theo quy định của bệnh viện để phục vụ cho việc theo dõi, kiểm kê vật tư, thiết bị định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
  • Thực hiện xuất kho theo quy định FIFO: Nhập trước – Xuất trước.

3.4. Nguyên tắc kiểm kê kho vật tư y tế

Trải qua các kỳ hoạt động, bệnh viện cần thực hiện kiểm kê kho vật tư y tế định kỳ. Quá trình kiểm kê sẽ phản ánh tình trạng hoạt động cũng như năng lực quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện. Theo đó, hoạt động kiểm kê cần được thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Hoạt động kiểm kê trang thiết bị, vật tư y tế giúp bệnh viện có thể kiểm tra, đối chiếu về tình trạng, số lượng dụng cụ, thiết bị trong kho; số lượng trang thiết bị đã sử dụng với số liệu được lưu trữ trên bảng cân đối kế toán.
  • Thiết lập danh sách các loại thiết bị, dụng cụ y tế cần kiểm kê cũng như thời điểm thực hiện kiểm kê khi bệnh viện có kế hoạch kiểm kê trong kỳ.
Nguyên tắc kiểm kê kho vật tư y tế
Nguyên tắc kiểm kê kho vật tư y tế tại bệnh viện
  • Cập nhật danh sách các dụng cụ, thiết bị y tế thiếu số lượng hoặc thừa số lượng so với kiểm kê, xác định nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch, đồng thời phản ánh, điều chỉnh, cải tiến qua các kỳ hoạt động của bệnh viện.
  • Kết quả kiểm kê cần được kê khai rõ ràng, lập biên bản kiểm kê chi tiết và phải lưu trữ đầy đủ, cập nhật liên tục trong toàn bộ hệ thống phần mềm quản lý của bệnh viện.

4. Quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện hiệu quả với hệ thống phần mềm gAMSPro

Những quy định cũng như nguyên tắc quản lý kho vật tư y tế khoa học, bài bản chính là tiền đề giúp bệnh viện vận hành hiệu quả, ổn định, giảm thiểu lượng thiết bị tồn kho, hạn chế tối đa sự thất thoát khi quản lý trang thiết bị y tế.

Thực tế, với quy mô hoạt động lớn như bệnh viện thì chắc chắn việc quản lý kho vật tư y tế bằng phương pháp truyền thống là điều không thể. Nó sẽ khiến cho công tác kiểm kê, quản lý gặp nhiều trở ngại vì số lượng thiết bị, dụng cụ y tế tại bệnh viện không chỉ dừng lại ở hàng chục. Do đó, việc áp dụng Hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản gAMSPro trong quản lý kho vật tư y tế tại bệnh viện được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

Quản lý kho vật tư y tế bệnh viện bằng phần mềm
Ứng dụng Hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản gAMSPro trong quản lý kho vật tư y tế bệnh viện

Với mục tiêu quản lý tổng thể và toàn diện, gAMSPro chính là công cụ giúp bệnh viện thực hiện các hoạt động quản lý, đánh giá, kiểm kê,… trang thiết bị, dụng cụ y tế một cách khoa học và chi tiết nhất trên cùng một hệ thống phần mềm.

  • Quản lý chi tiết về thông tin các loại thiết bị, vật tư y tế như: tên sản phẩm, mã, nhóm, tình trạng phê duyệt, các ghi chú cần thiết,… Đặc biệt, gAMSPro cho phép người dùng quy định cụ thể cho từng mã, nhóm tài sản để thuận tiện cho việc quản lý.
  • Khi theo dõi trên phần mềm, người dùng có thể nắm rõ quá trình xuất, nhập, điều chuyển hay thu hồi trang thiết bị, từ đó giúp nhanh chóng nắm bắt được thông tin cũng như hiện trạng của các thiết bị, vật tư y tế.
Cập nhật thông tin quản lý kho vật tư y tế trên hệ thống
Cập nhật thông tin toàn bộ vòng đời tài sản ngay trên hệ thống phần mềm
Theo dõi thông tin các loại kho vật tư y tế
Theo dõi thông tin các loại vật liệu, dụng cụ được cập nhật chi tiết trên hệ thống phần mềm (Ảnh minh họa)
  • Tính năng kiểm kê của hệ thống phần mềm gAMSPro giúp người dùng thực hiện các thao tác so sánh, đối chiếu số lượng, giá trị của trang thiết bị vật tư y tế qua các đợt kiểm kê. Nhờ đó có thể kiểm soát được chính xác số lượng thiết bị tồn kho, số lượng vật tư chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch.
Tính năng kiểm kê kho vật tư y tế
Tính năng kiểm kê các loại tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vật liệu
  • Tính năng quản lý, đánh giá nhà cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế cho phép người dùng đánh giá và cho điểm đơn vị cung cấp. Các dữ liệu đánh giá sẽ được lưu trữ trong phần mềm gAMSPro. Trong những đợt mua sắm kế tiếp, người dùng sẽ dựa vào kết quả đánh giá trước đó để đưa ra quyết định có nên hợp tác với đơn vị cung cấp đó nữa hay không.
Tính năng quản lý kho vật tư y tế
Tính năng quản lý mua sắm các loại vật tư, dụng cụ và đánh giá nhà cung cấp

5. Quy trình quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện tối ưu nhất

Để công tác quản lý kho vật tư y tế hiệu quả, lãnh đạo bệnh viện cần xây dựng một quy trình chuyên nghiệp và chi tiết. Cụ thể:

4.1. Quy trình quản lý nhập kho vật tư y tế

  • Bước 1: Lập kế hoạch dự trù thiết bị

Bước này sẽ được thực hiện bởi lãnh đạo cấp cao của các phòng ban bệnh viện. Việc lập kế hoạch dự trù sẽ căn cứ trên mức tiêu thụ thiết bị hàng tháng và mức dự trữ  thiết bị tối thiểu. 

  • Bước 2: Thông báo kế hoạch nhập kho trang thiết bị, vật tư y tế

Bộ phận cần nhập kho sẽ tạo phiếu đề xuất lên kế toán, kho, phòng kế hoạch vật tư y tế về các loại thiết bị, vật tư y tế cần thiết để kịp thời bố trí nhân sự nhập kho.

  • Bước 3: Tập hợp các dự trù

Thủ kho vật tư y tế sẽ tiếp nhận kế hoạch dự trù thiết bị từ các phòng ban. 

  • Bước 4: Phê duyệt

Căn cứ vào số lượng tiêu thụ trang thiết bị hàng tháng, lãnh đạo phòng vật tư thiết bị y tế sẽ duyệt số lượng dụng cụ, thiết bị cho tháng kế tiếp.

Quy trình nhập kho vật liệu, trang thiết bị y tế
Quy trình nhập kho vật liệu, trang thiết bị y tế
  • Bước 5: Mua hàng, theo dõi quá trình giao hàng

Bộ phận tiếp niệu sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động mua hàng, giao hàng. Cụ thể: 

– Lên lịch đặt hàng dựa trên kết quả trúng thầu của nhà cung cấp trang thiết bị y tế.

– Gửi lịch đặt hàng cho bộ phận thủ kho.

  • Bước 6: Nhận hàng, kiểm tra hàng và đối chiếu

Thủ kho và kế toán kho căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc phiếu thực hiện mua hàng, đối chiếu với số lượng dụng cụ, thiết bị y tế nhập vào và nhận hóa đơn (phiếu giao nhận) từ nhà cung cấp.

  • Bước 7: Lập phiếu nhập kho

Phiếu xác nhận nhập kho gồm có 3 liên, với chữ ký xác nhận của thủ kho và bên giao hàng. Ngoài ra cũng có thể có thêm chữ ký của kế toán.

  • Bước 8: Hoàn thành quá trình nhập kho

Sau khi các thủ tục hoàn tất, thủ kho bắt đầu tiến hành nhập kho trang thiết bị, vật tư y tế và chúng trở thành tài sản riêng của bệnh viện.

4.2. Quy trình quản lý xuất kho trang thiết bị, dụng cụ y tế

  • Bước 1: Lãnh đạo các phòng ban lập phiếu lĩnh vật tư, thiết bị y tế khi có nhu cầu.
  • Bước 2: Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế phê duyệt phiếu lĩnh vật tư

Các khoa/phòng ban lập kế hoạch dự trù thiết bị hàng tháng và viết phiếu lĩnh vật tư theo nhu cầu sử dụng thực tế và đã thông qua ban lãnh đạo khoa. Sau đó, trưởng phòng vật tư thiết bị y tế sẽ xét duyệt cung cấp vật tư cho các khoa/phòng ban đó.

Quy trình xuất kho vật liệu, trang thiết bị y tế
Quy trình xuất kho vật liệu, trang thiết bị y tế
  • Bước 3: Xuất vật tư, thiết bị y tế cho các khoa, phòng ban

Kho y dụng cụ của bệnh viện tiến hành cấp phát thiết bị, vật tư y tế cho các khoa/phòng ban theo số lượng đã duyệt.

  • Bước 4: Lập phiếu xuất kho

Phòng tài chính kế toán của bệnh viện lập phiếu xuất kho đúng theo số lượng các thiết bị, dụng cụ y tế đã cấp cho các khoa/phòng ban. 

4.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công bệnh viện

Các loại tài sản công của bệnh viện công lập được đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có quá trình kết thúc để thay thế bằng tài sản khác. Đối với những tài sản đã ngừng khấu hao, không còn sử dụng được hoặc không đủ điều kiện vận hành, cần phải báo cáo với phòng kế hoạch tổng hợp để thực hiện các thủ tục điều chuyển hoặc thu hồi nhằm đảm bảo quá trình sử dụng tài sản hiệu quả. 

Tính năng điều chuyển hoặc thanh lý tài sản kho vật tư y tế
Tính năng điều chuyển hoặc thanh lý tài sản giúp người dùng thu hồi phần giá trị còn lại của tài sản

Đối với các loại tài sản công đã hết thời gian sử dụng, hao mòn hoặc tài sản đó nếu tiếp tục sửa chữa mà tốn kém chi phí quá lớn thì cần được xem xét thanh lý để tiến hành thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để chuẩn bị cho hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản mới.

Như vậy, với quy trình quản lý tài sản liền mạch và nhất quán bằng hệ thống phần mềm gAMSPro, người dùng có thể nắm được toàn bộ vòng đời của tài sản. Hơn nữa, khi tài sản trải qua quá trình nhập, xuất, bảo trì, điều chuyển, thanh lý hay thu hồi thì đều được ghi nhận trên hệ thống. Từ đó, người dùng cũng sẽ biết rõ đơn vị cung cấp nào đáp ứng nguồn vật tư tốt trong quá trình hoạt động nhờ khâu quản lý hoạt động mua sắmquản lý đánh giá nhà cung cấp.

5. Giải pháp hoạch định và kiểm soát kho vật liệu y tế bệnh viện hiệu quả

5.1. Cấp độ hoạch định hàng ngày: Tối ưu hóa số lượng vật tư y tế lưu trữ

Tại các bệnh viện, hầu hết mỗi khoa đều có kho vật tư riêng và lưu trữ khoảng 100 – 300 chủng loại vật tư y tế, mỗi vật tư có thể chia thành 3 – 5 chủng loại khác nhau. Do đó, việc kiểm soát trang thiết bị vật tư y tế tại khoa bệnh viện thường dựa vào chủng loại. Bất kỳ một sự sai lệch nào cũng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tổn thất cho bệnh nhân và bệnh viện.

Theo đó, mỗi khoa thường sẽ cử một điều dưỡng để quản lý việc này. Tuy nhiên, điều dưỡng khoa chỉ có thể ngăn chặn sự sai sót đối với bệnh nhân (tránh nhầm chủng loại vật tư), mà chưa thể giúp bệnh viện giải quyết bài toán tối ưu hóa dự trữ thiết bị tồn kho. 

Khi đó, việc ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện – gAMSPro được xem là giải pháp tối ưu, giúp người dùng đồng bộ mã vật tư, thiết bị y tế trên hệ thống, thuận tiện cho việc kiểm soát số lượng.

Tối ưu hóa hoạt động quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện với gAMSPro
Tối ưu hóa hoạt động quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện với gAMSPro

5.2. Cấp độ hoạch định hàng năm: Dự trù nhu cầu sử dụng cho hoạt động đấu thầu

Việc dự trù nhu cầu sử dụng thiết bị hàng năm thường được xác định dựa vào mức độ sử dụng trong quá khứ, kết hợp với dự đoán nhu cầu tương lai để điều chỉnh sự tăng giảm. Theo đó, các khoa sẽ lập kế hoạch dự trù gửi ban Giám đốc bệnh viện phê duyệt và bộ phận đấu thầu sẽ dựa vào kế hoạch này để tổng hợp và phát hành những gói thầu phù hợp. Trong quá trình đấu thầu, chắc chắn sẽ phát sinh những phản hồi điều chỉnh của các khoa bởi sự tác động từ nhiều yếu tố: pháp lý, vấn đề uy tín của nhà cung cấp, nguồn cung gián đoạn,…

Tất cả những công đoạn này sẽ được đơn giản hóa khi ứng dụng phần mềm quản lý kho vật tư y tế gAMSPro cho bệnh viện. Một khi thông tin thiết bị được nhập vào hệ thống thì nó sẽ được ghi nhận lại mọi hoạt động trong quá trình sử dụng như: thời gian nhập kho, xuất sử dụng thiết bị, điều chuyển, thu hồi thiết bị, xuất kho, thanh lý,… Chỉ cần xuất dữ liệu từ hệ thống, người dùng có thể xem được toàn bộ vòng đời của thiết bị. Hơn nữa, các kỳ đánh giá nhà cung cấp cũng được lưu trữ trong hệ thống phần mềm, đây chính là căn cứ để ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp trong kỳ kế tiếp. 

Lời kết

Theo đánh giá, một bệnh viện có doanh thu trung bình 1000 tỷ/năm thì chi phí chi trả cho vật tư y tế chiếm khoảng 150 tỷ. Nếu hoạt động quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện tốt và hiệu quả thì có thể tiết kiệm từ 10 – 20% chi phí tồn kho thiết bị, chiếm khoảng 1 – 2 tỷ/năm. Tổng chi phí tiết kiệm được có thể “đắp” vào hoạt động cải tiến quy trình quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tồn kho thiết bị, vật tư y tế. Với mức chi phí này, các tổ chức Y tế có thể cân nhắc đầu tư vào hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản gAMSPro – giải pháp quản lý kho vật tư y tế bệnh viện tổng thể, giúp quản lý toàn bộ vòng đời thiết bị chỉ với vài thao tác nhập – xuất và “click” chuột. 

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế bệnh viện và toàn bộ vòng đời tài sản cố định với Hệ thống gAMSPro ngay!

 

Nhận tư vấn chi tiết &
báo giá phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản!

 

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

 


Nội dung liên quan

Xem tất cả

Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi

Gọi cho chúng tôi