Giải pháp đánh giá chính xác tỉ lệ vòng quay tài sản cố định
Tỉ lệ vòng quay tài sản cố định là gì? Cách tính tỉ lệ vòng quay tài sản cố định chính xác? Đó ắt hẳn là điều bạn nghĩ đến khi mong muốn đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư tài sản cố định trong doanh nghiệp để tạo ra doanh thu. Việc nắm rõ tỉ lệ vòng quay TSCĐ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài sản đang vận hành, từ đó giúp cho việc ra các quyết định đầu tư hiệu quả vào tài sản, tạo ra tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hãy cùng GSOFT tham khảo những thông tin quan trọng qua bài viết sau đây!
1. Tỉ lệ vòng quay tài sản cố định là gì?
Tỉ lệ vòng quay tài sản cố định – Fixed asset turnover ratio (FAT) được các nhà đầu tư phân tích, xem xét, đánh giá để đo lường hiệu suất hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản cố định của mình để tạo ra doanh thu như thế nào và mang đến hiệu quả gì.
Tỉ lệ này so sánh số liệu doanh thu thuần (trong các báo cáo thu nhập của doanh nghiệp) với tài sản cố định vận hành (trong các bảng cân đối kế toán – phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành của tài sản đó tại một thời điểm nhất định) và đo lường khả năng tạo ra doanh thu thuần của doanh nghiệp từ việc đầu tư vào các loại tài sản cố định (nhà máy, thiết bị, bất động sản,tài sản – PP&E).
Tài sản cố định là loại tài sản rất quan trọng trong doanh nghiệp vì chúng mang giá trị lớn và được sử dụng xuyên suốt trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu một công ty có tỉ lệ vòng quay tài sản cố định cao, chứng tỏ công ty đó quản lý TSCĐ hiệu quả, sử dụng chính xác vào các khoản đầu tư vào tài sản cố định để để tạo ra doanh thu, giá trị kinh tế dương cho doanh nghiệp.
2. Vòng quay TSCĐ có khác gì so với vòng quay tổng tài sản?
Chỉ số vòng quay tổng tài sản cho doanh nghiệp biết được khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Tổng tài sản của doanh nghiệp là tất cả nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu, đó có thể là tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và thể hiện giá trị sở hữu thông qua việc có thể được chuyển đổi thành tiền mặt.
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thâm dụng vốn (ví dụ như: ngành lọc dầu, ngành viễn thông, ngành hàng không,…) thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với những ngành khác vì ngành này yêu cầu đầu tư nhiều vào máy móc, thiết bị,… để sản xuất ra các loại hàng hóa và đáp ứng các yêu cầu dịch vụ. Vòng quay tổng tài sản được xác định qua công thức:
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình
Ví dụ: Chỉ số vòng quay tổng tài sản mà bằng 3,5 thì được hiểu rằng là với mỗi dollar được đầu tư vào tổng tài sản trong doanh nghiệp thì sẽ tạo ra 3,5 dollar doanh thu.
Vòng quay tài sản cố định cũng tương tự như là vòng quay tổng tài sản, chỉ khác là chỉ số vòng quay TSCĐ tập trung chủ yếu vào tài sản cố định vì đây là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn trong doanh nghiệp nên đây là một “thước đo” mà các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm để đánh giá hiệu quả mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tại sao tỷ số vòng quay tài sản cố định lại quan trọng?
Nhìn chung, các khoản đầu tư vào tài sản cố định có xu hướng đại diện cho phần lớn tổng lượng tài sản trong doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư kiểm soát tốt tỷ số vòng quay tài sản cố định để hiểu được nội tại tình hình doanh nghiệp đang sử dụng TSCĐ như thế nào trong việc tạo ra doanh thu. Đặc biệt là đối với các tổng công ty, tập đoàn lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,… khi cần phải mua khối lượng lớn máy móc, thiết bị lớn và tốn nhiều chi phí, tiền bạc cho các hoạt động này.
Tỷ số vòng quay TSCĐ cũng quan trọng đối với các đơn vị đang cho doanh nghiệp vay mượn tiền để đầu tư, tỷ số này cho họ biết rằng liệu rằng công ty có thể tạo ra đủ doanh thu từ các thiết bị, máy móc mới để trả cho khoản vay mà doanh nghiệp đã vay hay không.
Bên cạnh đó thì việc so sánh tỉ lệ vòng quay TSCĐ qua các năm cũng rất quan trọng, so sánh này sẽ cho biết được liệu tình hình công ty có hoạt động cải thiện tốt hơn hay xấu đi qua các năm. Không những vậy thì việc so sánh tỉ lệ vòng quay tài sản cố định của công ty khác trong ngành nghề cũng rất quan trọng, có được chỉ số chính xác giúp cho doanh nghiệp xác định được tình hình hoạt động của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Từ các chỉ số vòng quay tài sản cố định sẽ giúp cho các nhà đầu tư ước tính được tỉ lệ hoàn vốn (ROI) khi thực hiện đầu tư vào tài sản, đặc biệt là đối với các ngành sở hữu nhiều máy móc, thiết bị phục vụ cho các hoạt động sản xuất, vận hành doanh nghiệp.
4. Công thức tính vòng quay tài sản cố định
Để tính hệ số vòng quay TSCĐ, thông thường được xác định qua công thức sau:
Trong đó:
- Doanh thu ròng là tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ tất cả các nguồn sau khi trừ đi các chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế. (Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế).
- TSCĐ trong công thức là số bình quân của TSCĐ hữu hình, tức là lấy tổng số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ sau đó tiến hành chia cho 2.
Tỉ lệ này cho ta thấy được 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp X có tổng doanh thu 150.000 USD nhưng bị mất 7.000 USD cho các sản phẩm bị lỗi, bị trả lại. Tổng giá trị của tài sản cố định trong doanh nghiệp là 80.000 USD, nhưng trong đó các chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình là 5.000 USD, vì những loại tài sản cố định vô hình không nằm trong định nghĩa của tài sản cố định hữu hình (PP&E), nên cần được trừ vào tổng tài tài sản cố định. Tỉ lệ vòng quay tài sản cố định tại thời điểm cần xác định = ( 150.000 – 7.000) / (80.000 – 5.000) = 1,91 USD. Tức là với 1 USD đầu tư vào TSCĐ, doanh nghiệp tạo ra 1,91 USD doanh thu ròng.
5. Vòng quay tài sản cố định tốt là như thế nào?
Thông thường, nếu một doanh nghiệp có tỷ số vòng quay TSCĐ cao hơn so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực, điều đó cho thấy công ty sử dụng TSCĐ của mình tốt hơn so với đối thủ để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên thì việc vòng quay tài sản cố định thấp không có ý nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, vì còn có trường hợp doanh nghiệp đã bán bớt các máy móc, thiết bị có giá trị của doanh nghiệp và thực hiện các chiến lược đầu tư kinh doanh phạm vi bên ngoài doanh nghiệp.
Việc tỉ lệ vòng quay tài sản cố định thấp còn có ý nghĩa rằng công ty hiện tại chưa sử dụng được hết hiệu quả tài sản của mình ở mức tối đa, vấn đề này tồn tại vì các nguyên nhân như:
- Doanh nghiệp hiện đang sản xuất những mặt hàng, đầu tư vào máy móc cung ứng để cung ứng các dịch vụ nhưng mà sản phẩm, dịch vụ của họ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của thị trường, dẫn đến khả năng chi tiêu, tiêu thụ cho các sản phẩm, dịch vụ thấp và không đạt hiệu quả.
- Doanh nghiệp đánh giá quá cao nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của họ và đầu tư quá mức vào máy móc để thực hiện sản xuất, không có nhiều khách hàng tiêu thụ.
- Ngoài ra còn có các vấn đề trong chuỗi dây chuyền sản xuất khiến cho việc sản xuất trong năm bị đình trệ, không đạt được số lượng sản phẩm đề ra dẫn đến doanh số bán hàng thấp hơn so với dự kiến.
Bạn cũng cần lưu ý rằng không có tỉ lệ hoặc phạm vi chính xác để xem một công ty có hoạt động hiệu quả thông qua việc tạo ra doanh thu từ đầu tư vào tài sản. Việc xem tỉ lệ vòng quay TSCĐ có tốt không thì doanh nghiệp sẽ thường so sánh tỷ số gần đây nhất của doanh nghiệp với các kỳ kinh doanh trước đó hoặc là so sánh với tỷ số của các doanh nghiệp tương tự khác trong cùng ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Ví dụ: Công ty A có doanh thu thuần là 2.000.000 USD và giá trị tài sản cố định ròng là 500.000 USD, công ty B có doanh thu thuần là 1.500.000 USD và giá trị tài sản cố định ròng là 700.000 USD, công ty C có doanh thu thuần là 5.500.000 USD và giá trị tài sản cố định ròng là 2.000.000 USD. Ba công ty này có tỷ số vòng quay TSCĐ:
– Công ty A = 4 (2.000.000.000/500.000)
– Công ty B = 2,14 (1.500.000/700.000)
– Công ty C = 2,75 (5.500.000/2.000.000)
Ta có thể thấy trong ba công ty thì công ty A có tỷ số vòng quay tài sản cố định cao nhất, cho thấy rằng công ty A đang sử dụng TSCĐ hiệu quả để tạo ra doanh thu. Tuy nhiên thì cũng cần phải phân tích tại sao TSCĐ của công ty A lại thấp hơn, quy mô của công ty A so với các công ty B,C cùng ngành như thế nào, công ty A có thuê đơn vị bên ngoài một số công việc trong giai đoạn sản xuất của mình để kiểm soát ít TSCĐ và kiểm soát chi phí tốt hơn hay không.
Tài sản cố định ở mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô và hình thức đầu tư khác nhau, và có sự thay đổi đáng kể từ công ty này sang công ty khác, từ ngành nghề này sang ngành nghề khác, vì vậy việc so sánh tỉ lệ vòng quay TSCĐ giữa các doanh nghiệp có cùng loại hình, lĩnh vực tương tự là điều cần thiết.
6. Cách đánh giá tỉ lệ vòng quay tài sản cố định chính xác, hiệu quả cho doanh nghiệp
Để đánh giá chính xác tỉ lệ vòng quay tài sản cố định qua các chu kỳ kinh doanh, vận hành thì doanh nghiệp cần phải đánh giá được số lượng tài sản cố định hiện có bình quân trong kỳ kinh doanh và cần phải thống kê theo từng nhóm, loại tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là một trong những yếu tố chính để xác định được giá trị còn lại của tài sản qua các năm. Kiểm soát tốt khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp quản lý hiệu quả giá trị còn lại của tài sản cố định, là tiền đề tính chính xác bình quân tài sản TSCĐ qua các kỳ.
Tuy nhiên thì việc đánh giá theo phương pháp thủ công khiến cho các chủ doanh nghiệp không kiểm soát được hoàn toàn được số lượng, tình trạng, mức độ khấu hao của tài sản,… qua các chu kỳ kinh doanh. Dẫn đến khi tính bình quân TSCĐ không thực hiện chính xác do dữ liệu lưu trữ, cập nhật qua các kỳ kinh doanh không được thực hiện chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tính, đánh giá tỷ số vòng quay TSCĐ.
Kiểm soát tốt tỉ lệ vòng quay TSCĐ, cải thiện tỉ lệ vòng quay này tăng trưởng liên tục qua các năm là mong muốn của doanh nghiệp vì điều đó có nghĩa là công ty quản lý hiệu quả lượng tài sản có giá trị lớn đang vận hành trong doanh nghiệp và có các kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản hợp lý để sinh ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý tài sản gAMSPro là giải pháp hoàn hảo giúp cho doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn “vòng đời của tài sản”, giá trị thực của tài sản được ghi nhận xuyên suốt kể từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản cho đến khi sử dụng và đưa tài sản vào quá trình quản lý, phần mềm mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tài sản được định danh, phân loại thuộc nhóm nào ngay từ lúc ban đầu, lưu trữ toàn bộ thông tin trên một hệ thống duy nhất.
- Thông tin chi tiết về TSCĐ được quản lý trên phần mềm: nguyên giá, giá trị khấu hao, thông tin bảo hành và lịch bảo hành,…
- TSCĐ đã được phân bổ qua các phòng ban, đơn vị nào, giá trị sử dụng còn lại bao nhiêu,… Tính năng cập nhật thông tin tài sản trong phần mềm giúp cập nhật thông tin, giá trị, trạng thái tài sản, giá trị khấu hao còn lại và trạng thái khấu hao của tài sản cũng như các ghi chú đi kèm.
- Các tài sản cần thanh lý cũng được cập nhật trong phần mềm để xác định chính xác số lượng, giá trị TSCĐ còn sử dụng qua các chu kỳ kinh doanh.
- Đặc biệt tính năng kiểm kê tài sản còn giúp cho doanh nghiệp so sánh, đối chiếu được số lượng, giá trị của tài sản qua các đợt kiểm kê, lưu trữ, cập nhật danh sách tài sản kiểm kê, tài sản thừa so với sao kê.
- Phần mềm cũng cho phép người dùng lập các kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản theo các kỳ trong năm, các tiêu chí đánh giá đơn vị cung cấp cũng đều được lưu trữ chi tiết bên trong phần mềm.
Sau bài viết này, ắt hẳn bạn đã rõ vòng quay tài sản cố định là gì cũng như tầm quan trọng của việc đánh giá chính xác tỉ lệ vòng quay tài sản cố định. Nếu bạn cần một giải pháp để quản lý tài sản hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí thì hãy liên hệ với GSOFT ngay để được tư vấn!
Nhận tư vấn chi tiết &
báo giá phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản!
>> Xem thêm: