
Xu hướng chuyển đổi số Y tế trong thời đại 4.0
Chuyển đổi số được xem là xu hướng trong thời kỳ “kỷ nguyên số” lên ngôi như hiện nay. Hầu hết, các ngành nghề đều đang dần tiếp cận và bước vào công cuộc chuyển đổi số nhằm bắt kịp xu hướng thị trường. Và “chuyển đổi số y tế” cũng không phải ngoại lệ. Thực hiện chuyển đổi số trong ngành y tế chính là bước tiến vượt bậc nhằm tối ưu quy trình quản lý nội bộ, quản lý trang thiết bị y tế, đồng thời nâng cấp khả năng chuẩn đoán chính xác cũng như cải tiến dược phẩm cho ngành Y. Vậy các giải pháp chuyển đổi số y tế tối ưu hiện nay là gì?
1. Chuyển đổi số y tế là gì?
Chuyển đổi số y tế được hiểu là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện trong cách hoạt động khám, chữa bệnh cũng như quản lý, vận hành hệ thống thiết bị y tế. Trong đó đặc biệt chú trọng tới những công nghệ số hiện đại nhằm hướng tới sự thay đổi tích cực trong hoạt động quản lý, khám chữa bệnh cho tới công tác chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mỗi người.

Thực hiện việc chuyển đổi số trong ngành Y tế sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh của bệnh nhân, cắt giảm bớt một phần chi phí phát sinh cũng như thời gian chờ đợi. Bên cạnh đó, nhờ chuyển đổi số y tế mà việc chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị bệnh của các bác sĩ trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý, vận hành hệ thống trang thiết bị y tế còn giúp tối ưu công tác quản trị cho bệnh viện, cơ sở y tế.
2. Vì sao cần thực hiện chuyển đổi số y tế?
Hiện nay, chuyển đổi số y tế đã trở thành xu hướng trên toàn cầu. Đây chính là bước “chuyển mình” của ngành Y nhằm thu hẹp khoảng cách giữa bệnh nhân – nhân viên y tế – bệnh viện/cơ sở khám chữa bệnh. Những năm trở lại đây, công cuộc chuyển đổi số Y tế đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và dẫn đến nhiều thay đổi tích cực như:
- Tác động đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đối với những người có nhu cầu.
- Việc ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý trang thiết bị bệnh viện sẽ hỗ trợ các tổ chức y tế quản lý toàn diện mọi hoạt động.
- Tác động tích cực tới công tác lãnh đạo, quản lý trong nội bộ cơ quan, đơn vị, ban ngành y tế.
- Công cuộc chuyển đổi số y tế giúp hình thành đội ngũ “bác sĩ số”, đồng thời thay đổi cơ bản phương thức khám chữa bệnh từ trực tiếp sang trực tuyến.

Căn cứ vào những kết quả khả quan trong công cuộc chuyển đổi số y tế, theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó, Y tế là lĩnh vực được ưu tiên.
3. Xu hướng chuyển đổi số y tế tại Việt nam trong những năm gần đây
Thực tế cho thấy, việc đầu tư cho chuyển đổi số trong y tế sẽ tốn kém khá nhiều ở giai đoạn đầu nhưng về hiệu quả lâu dài sẽ góp phần giảm thiểu chi phí vận hành tổng thể. Từ đó tối ưu toàn bộ chi phí cho bệnh viện. Nhận ra được tiềm năng và hiệu quả tối ưu về mặt chi phí khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động của bệnh viện, nhiều xu hướng chuyển đổi số đã được triển khai trên diện rộng, tiêu biểu như:
3.1. Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa, chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu tăng cao
Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) đã tồn tại từ rất lâu trước khi Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa đã tăng vọt bởi công nghệ này giúp hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giảm thiểu khả năng lây lan bệnh dịch. Không chỉ vậy, Telehealth còn tạo cơ hội cho nhiều bệnh nhân tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả những người tàn tật và người sống tại vùng sâu vùng xa.
Hiện nay, Bộ Y tế cũng đang tích cực triển khai xây dựng hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Minh chứng cho việc này đó là hơn 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth đã được tổ chức Lễ Khánh thành tại Hà Nội vào tháng 9/2020.

Bên cạnh dịch vụ khám chữa bệnh từ xa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Ứng dụng chuyển đổi số này giúp các bác sĩ và bệnh nhân có thể kết nối với nhau dễ dàng thông qua công nghệ trực tuyến. Khi bệnh nhân có nhu cầu khám sức khỏe theo yêu cầu thì các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến sẽ tìm kiếm bác sĩ từ nhiều bệnh viện khác nhau, sao cho phù hợp với yêu cầu của bệnh nhân và liên kết họ với nhau. Bởi không phải bệnh viện nào cũng có đội ngũ bác sĩ đáp ứng chuyên môn theo yêu cầu của bệnh nhân.
3.2. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị y tế di động
Đi cùng với xu hướng phát triển của các thiết bị công nghệ trong nhiều lĩnh vực, lĩnh vực y tế cũng đã chú trọng đầu tư các thiết bị di động hỗ trợ theo dõi sức khỏe bệnh nhân. Đây cũng là một trong những xu hướng chuyển đổi số y tế đang được nhân rộng hiện nay.
Nếu như trước đây, chúng ta thường đi khám sức khỏe định kỳ để cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân thì trong thời đại hiện nay, nhiều người mong muốn cập nhật các chỉ số sức khỏe hàng ngày để kịp thời phát hiện ra những bất thường và có giải pháp điều trị hiệu quả, đúng lúc.

Đó chính là lý do mà các thiết bị kiểm tra sức khỏe di động đã ra đời, nhất là những thiết bị đeo được sử dụng rất phổ biến. Chúng giúp người bệnh theo dõi, cập nhật tình trạng sức khỏe một cách thường xuyên và nhanh chóng hơn. Một số thiết bị theo dõi sức khỏe di động phổ biến hiện nay như:
- Đồng hồ theo dõi sức khỏe.
- Máy đo lượng oxy trong máu.
- Máy đo huyết áp.
- Máy cảm biến nhịp tim.
- …
3.3. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong chuyển đổi số y tế
Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là một lĩnh vực được khai thác triệt để trong ngành Y. Từ kho dữ liệu rộng lớn, đa dạng của ngành y tế quốc gia và toàn cầu, trí tuệ nhân tạo cần được khai thác triệt để nhằm phát huy tác dụng của kho dữ liệu này. Thông qua các tệp dữ liệu lớn liên quan đến độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ có thể chẩn đoán sớm nhiều căn bệnh trước khi các triệu chứng tự biểu hiện ra bên ngoài.

Bên cạnh vai trò chính là chẩn đoán y học chính xác, chuyển đổi số y tế với công nghệ AI còn có rất nhiều ứng dụng thiết thực khác, phổ biến như: chatbots và trợ lý y tế ảo; AI trong việc thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử, giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thu thập, lưu trữ, định dạng cũng như theo dõi dữ liệu lâm sàng, từ đó cung cấp kế hoạch và đánh giá cá nhân hóa; AI trong công tác quản lý khám chữa bệnh; ứng dụng AI trong y học cá thể,…
3.4. Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý tài sản/trang thiết bị y tế tại bệnh viện
Bên cạnh những thay đổi tích cực trong hoạt động khám chữa bệnh, công tác quản lý tại bệnh viện (quản lý tài sản công, quản lý kho vật tư, thiết bị y tế, quản lý hoạt động mua sắm,…) cũng cần được nâng cấp. Bởi chỉ khi hoạt động vận hành tại bệnh viện ổn định thì công tác khám chữa bệnh mới có thể phát triển tốt nhất. Đây cũng chính là ứng dụng chuyển đổi số y tế cơ bản nhất mà các bệnh viện công và bệnh viện tư có thể triển khai.

Hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản tập trung gAMSPro sẽ cung cấp giải các giải pháp tổng thể, tối ưu nhất cho bệnh viện. Không chỉ mang đến một giải pháp quản lý tài sản đơn thuần, gAMSPro đồng hành với người dùng ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm ban đầu. Bởi quá trình quản lý được khởi tạo ngay từ khi có ý định mua hàng cho đến khi kết thúc vòng đời của tài sản (thanh lý). Trong đó, quan trọng nhất là tính năng hoạch toán chính xác, đồng bộ hệ thống dữ liệu với bộ phận mua sắm, hành chính và kế toán.
>>> Xem ngay: Quy trình quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện tối ưu
4. Tình hình chuyển đổi số y tế gặp những bất cập gì?
Theo báo cáo đánh giá về thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam, ngành Y tế dược phẩm chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Con số này thấp hơn so với những ngành khác là 15%. Thực tế cho thấy, những vấn đề khó khăn, bất cập khi thực hiện chuyển đổi số y tế là không thể tránh khỏi, bởi Việt Nam chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của công cuộc chuyển đổi số.
4.1. Nền tảng chuyển đổi số y tế không đồng bộ
Mặc dù hướng đến mục tiêu chung là số hóa hoạt động quản lý và vận hành của tổ chức y tế, song mỗi bệnh viện/cơ sở y tế lại xây dựng một nền tảng, sử dụng một hệ thống phần mềm riêng biệt khác nhau mà không có sự liên kết. Điều này dẫn đến tình trạng dữ liệu khó đồng bộ trên cả nước.
Chuẩn hóa dữ liệu cũng được quy định tương tự như ngôn ngữ lập trình, áp dụng một vài quy chuẩn chung của cả thế giới. Chỉ khi áp dụng quy chuẩn này, Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung mới có thể liên thông và xác định công cuộc chuyển đổi số y tế bền vững, lâu dài.

4.2. Cơ sở dữ liệu y tế bị phân tán
Thách thức lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi số y tế đó là dữ liệu y tế của cả nước nằm rải rác ở khắp các vùng miền. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí ngân sách, lãng phí nguồn nhân lực và làm giảm tốc độ chuyển đổi số trong ngành y tế.
Nguồn dữ liệu y tế số tại Việt Nam được đánh giá là vừa bị “đóng cứng”, vừa bị “phân mảnh”. Các chiến lược tổng hợp, xây dựng và khai thác hệ thống dữ liệu y tế chưa được thiết lập với lộ trình rõ ràng, cụ thể. Hiện tại, tệp dữ liệu thông tin sức khỏe của hàng trăm triệu bệnh nhân vẫn đang được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau. Minh chứng rõ nhất cho điều này đó là thông tin tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đang được lưu trữ ở các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế, sở y tế các địa phương. Hơn nữa, nhiều nơi còn lưu trữ thông tin trên giấy, gây khó khăn trong việc lưu trữ, theo dõi khi cần thiết. Thực tế này dẫn đến nguy cơ lạc mất và sai lệch dữ liệu là vô cùng lớn.
4.3. Khó khăn về nguồn lực tài chính
Tài chính cũng là một trong những yếu tố khiến nhiều cơ sở y tế phải cân nhắc khi thực hiện chuyển đổi số. Hầu hết các hệ thống phần mềm được ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh, quản lý hệ thống trang thiết bị bệnh viện,… đều có mức giá khá cao, trong khi ngân sách hiện nay chi cho lĩnh vực y tế vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không tập trung và thiếu sự đồng bộ tại các bệnh viện công, bệnh viện tư, cơ sở khám chữa bệnh.

4.4. Khó khăn về nguồn nhân lực phụ trách
Một trong những khó khăn hàng đầu khi thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế đó là nguồn nhân lực hỗ trợ. Đối với một người theo đúng chuyên ngành công nghệ thông tin nói chung cũng cần có thời gian dài công tác tại các đơn vị y tế thì mới có thể nắm bắt được luồng công việc, hiểu rõ tính chất và nhiệm vụ để ứng dụng thành thạo các phần mềm tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

Tuy nhiên, với đặc thù công việc bận rộn trong ngành y thì việc ứng dụng công nghệ bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là những cán bộ lớn tuổi chưa có nhiều cơ hội tiếp cận.
5. Những lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số trong ngành y tế
Trong “kỷ nguyên số”, xu thế công nghệ 4.0 liên tục thay đổi, phát triển và tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực y tế. Đây là lý do mà các cơ sở y tế, bệnh viện công lập hay dân lập đều không thể “đứng ngoài cuộc”. Thực tế đã chứng minh, việc ứng dụng công nghệ trong quản trị, điều hành và khám chữa bệnh tại các bệnh viện là vô cùng cần thiết. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân cũng như tác động tích cực đến hệ thống quản lý của bệnh viện. Cụ thể:
5.1. Bệnh nhân được hưởng lợi từ chuyển đổi số trong y tế
Việc ứng dụng công nghệ thông minh và hệ thống quản trị thông minh trong y tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Về chuyên môn, các ứng dụng được tích hợp trên nền tảng số như hội chẩn từ xa, ứng dụng AI trong việc phân tích dữ liệu nhằm đưa ra chẩn đoán và chỉ định chính xác,… giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Đối với người nhà bệnh nhân, các thủ tục hành chính, quy trình rườm rà tại bệnh viện chính là gánh nặng khi có người thân ốm đau. Việc ứng dụng các tiện ích công nghệ trong dịch vụ y tế đã giúp cho quá trình trải nghiệm khám chữa bệnh được đơn giản hóa. Người bệnh có thể đặt lịch hẹn khám online, đăng ký khám bệnh trực tuyến,… tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức.
Ngoài ra, ngành y tế cũng đã triển khai cổng sức khỏe điện tử, cho phép người dân cả nước có thể tra cứu cũng như quản lý thông tin sức khỏe của bản thân,… Có thể thấy, công cuộc chuyển đổi số y tế đang từng bước mở rộng và lợi ích mang lại cho bệnh nhân là điều mà ai cũng công nhận.

5.2. Chuyển đổi số trong y tế giúp tối ưu chi phí cho bệnh viện
Nếu coi chuyển đổi số trong y tế là một khoản chi thì nhiều bệnh viện chưa tự tin thực hiện. Tuy nhiên, nếu xem đây là một khoản đầu tư sinh lời, mang lại một giá trị lớn hơn, là một chiến lược dài hạn để tối ưu chi phí và tăng doanh thu thì các lãnh đạo bệnh viện nên cân nhắc.
Tùy thuộc vào chiến lược của mỗi bệnh viện mà chuyển đổi số y tế sẽ được áp dụng cho các hoạt động khác nhau với mức chi phí phù hợp. Đơn cử như việc triển khai hệ thống phần mềm quản lý tài sản công bệnh viện, quản lý kho vật liệu, vật tư y tế,… từ hệ thống phần mềm của GSOFT sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Bởi phần mềm mà GSOFT cung cấp là một giải pháp tổng thể nên mức phí sẽ dựa vào quy mô hoạt động của từng bệnh viện – tương ứng với số lượng tài sản cần quản lý.
>>> Tham khảo thêm: Quy trình quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện
Trong quá trình sử dụng phần mềm, đội ngũ triển khai của GSOFT sẽ hỗ trợ tận tình, đồng thời phát triển thêm các tính năng cần thiết, phục vụ cho công tác quản trị tại bệnh viện nếu khách hàng yêu cầu. Hiệu quả quản lý lâu dài và ổn định từ hệ thống phần mềm mang lại cho bệnh viện chính là mức lãi lớn nhất so với mức chi phí đầu tư ban đầu.
6. Lời kết
Có thể nhận thấy, chuyển đổi số y tế không phải là một khoản mất đi mà được xem là khoản “đầu tư sinh lời”. Giá trị của nó đến từ việc tối ưu hóa chi phí vận hành bệnh viện, quản lý toàn bộ vòng đời tài sản, trang thiết bị bệnh viện so với cách thức quản lý truyền thống. Từ đó tạo nên các giá trị mới bền vững, ổn định và lâu dài.
Hãy đầu tư hệ thống phần mềm quản lý tài sản, trang thiết bị y tế bệnh viện – gAMSPro cho bệnh viện để nhận về “mức lãi” giá trị và tối ưu hóa quy trình mua sắm, quản lý.
Nhận tư vấn chi tiết &
báo giá phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản!